BÀI TUYÊN TRUYỀN
Về xây dựng chính quyền điện tử
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mở ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức đối với mỗi quốc gia, tổ chức và cá nhân; đã và đang tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Trong những năm qua, Đảng, Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước và phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Ngày 07/3/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025 hướng đến mục tiêu hoàn thiện nền tảng Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; phát triển Chính phủ điện tử dựa trên dữ liệu và dữ liệu mở hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng; đưa Việt Nam vào nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng Chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc đến năm 2025.
Chính phủ cũng đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để thực hiện như:
- Xây dựng, hoàn thiện thể chế tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử;
- Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử phù hợp với xu thế phát triển Chính phủ điện tử trên thế giới;
- Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp, thực hiện chuyển đổi số quốc gia hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số;
- Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân;
- Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử;
- Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi.
Trong những năm qua, việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Thông qua công tác triển khai các đề án, dự án, kế hoạch về công nghệ thông tin, kết hợp với việc thực thi các giải pháp về xây dựng môi trường chính sách, xây dựng nguồn nhân lực, tổ chức 4 triển khai, tài chính, tuyên truyền phổ biến,... đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin phát triển mạnh.
Hiệu quả công tác quản lý nhà nước được nâng cao. Môi trường và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức từng bước được cải tiến theo hướng hiện đại. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin từng bước được hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của tỉnh. Năng suất, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính được cải thiện. Mức độ hài lòng của người dân ngày một tăng cao. Chính quyền điện tử của tỉnh từng bước được hình thành, phù hợp với bối cảnh phát triển của tỉnh và định hướng phát triển Chính phủ điện tử, cơ bản đảm bảo thực hiện được các mục tiêu mà tỉnh đã đề ra./.
Tài liệu do Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố biên soạn